Blog

Hợp đồng PPP là gì? viết tắt của từ gì? Ưu nhược điểm của PPP

Hợp đồng PPP là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong các tin tức, báo chí hay các loại văn bản liên quan đến công trình dịch vụ công. Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu khái niệm Hợp đồng PPP là gì? Viết tắt của từ gì? Ưu nhược điểm của PPP. Trong bài viết này Lamsao sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó nhé!

Hợp đồng PPP là gì? Viết tắt của từ gì?

PPP được viết tắt của từ Public-private partnership, dịch sát nghĩa tiếng Việt là quan hệ giữa Nhà nước với Công ty tư nhân. 

Hợp đồng PPP là thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa Nhà nước với các công ty, doanh nghiệp tư nhân trong việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công. Theo đó. toàn bộ hoặc một phần công việc sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện cùng sự hỗ trợ của Nhà nước. 

Hợp đồng PPP là gì
Hợp đồng PPP là gì

Hiểu một cách đơn giản, hợp đồng PPP dựa vào sự thừa nhận rằng mỗi bên Tư nhân hay Nhà nước đều có lợi thế nhất định hơn với các lĩnh vực khác. Sự hỗ trợ của nhà nước có thể là Tài chính, Thiết kế, Vận hành, Quản lý, Xây dựng hay Bảo trì dự án…

Hợp đồng PPP sẽ liên quan đến các lĩnh vực trong đầu tư xây dựng như: Cải thiện, nâng cấp, quản lý vận hành công trình, cung cấp các dịch vụ công hoặc xây dựng các dự án đầu tư mới. 

Ưu nhược điểm của PPP

Nước ta đang trong giai đoạn phát triển kéo theo đó nhu cầu cải thiện, nâng cao các cơ sở hạ tầng là điều cực kỳ cần thiết và phải được trú trọng. Với hợp đồng PPP sẽ là một giải pháp quan trọng trong trường hợp này.

Cùng với những ưu điểm thì hình thức hợp đồng này cũng tồn tại một số điểm hạn chế nhất định như sau: 

Ưu điểm của PPP

  • Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cung cấp, phân phối và quản lý các dự án công trình được hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao cơ hội được tiếp cận ứng dụng kỹ thuật khoa học hiện đại tiên tiến cả về phần cứng và phần mềm. 
  • Cung cấp nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả các dịch vụ quản lý chất lượng cơ sở hạ tầng cần thiết. 
  • Thuận tiện hơn trong vấn đề tài chính vì không cần thiết phải dùng tiền mặt ngay lập tức. Điều này giúp gánh nặng về chi phí thiết kế, xây dựng phần nào cũng được giảm bớt. 
  • Không bị giới hạn trong các khâu lựa chọn thiết kế, công nghệ, xây dựng hay quy trình quản lý về dịch vụ cơ sở hạ tầng hiệu quả và tốt hơn. 

Nhược điểm của PPP

  • Rất khó để khắc định tất cả dự án PPP đều có tính khả thi. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào tính khả thi Chính trị, Pháp lý hay tính khả thi Thương mại. 
  • Phần lớn những dự án, hợp đồng PPP luôn đắt hơn các dự án bình thường  khác. Chỉ ngoại lệ trường hợp chi phí bổ sung trong việc bù đắp để nâng cao hiệu quả dự án. Chi phí bổ sung có thể là chi phí tài chính và chi phí vận hành cho dự án. 
  • Trong quá trình thực hiện dự án, chỉ khi các điều kiện cần thiết được đáp ứng mới giúp nâng cao được hiệu quả kinh tế. Bởi dù có thay đổi quản lý, cơ sở hạ tầng được kiểm soát thông qua dự án PPP cũng chưa đủ làm được điều đó. Hiệu quả dự án đó có thực sự thành công khi các bên đều phải phối hợp chặt chẽ. 

Tại Trung Quốc, hợp đồng PPP đã phát triển từ cuối những năm 1980. Tuy nhiên đến năm 2014 mới được đánh giá cao. Đến thời điểm hiện tại, hơn nửa các quốc gia trên thế giới đều đã áp dụng mô hình PPP này trong việc đầu tư.  Hy vọng, Lamsao đã đem đến cho bạn kiến thức mới mẻ trong việc tìm hiểu Hợp đồng PPP là gì? viết tắt của từ gì? Ưu nhược điểm của PPP là gì?

Rate this post

An Nhiên

Xin chào các bạn, mình là tác giả của Làm Sao.vn. Là một người thích viết, thích chia sẻ, mình muốn xây dựng một cộng đồng chia sẻ kiến thức. Mình rất mong có sự giúp sức của các bạn để hiện thực hóa ý tưởng này.

Related Articles

Back to top button