Kiến Thức

Trung thực là gì? Dẫn chứng về tính trung thực?

Trung thực là gì? Dẫn chứng về tính trung thực? Đây chính là nội dung trọng tâm các bạn học sinh cần triển khai và làm rõ ý khi làm văn nghị luận xã hội về lòng trung thực. Hãy cùng Lamsao sáng tỏ những nội dung đó qua bài viết sau đây cho bài văn thêm thu hút người đọc hơn nhé. 

Trung thực là gì?

Trung thực là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người. Trung thực là thành thật với người và với cả chính bản thân mình. Luôn tuân thủ những chuẩn mực về đạo đức. Chân thật trong từng cử chỉ, hành động và lời nói. Đó cũng chính là một phẩm chất quan trọng nhất để tạo nên giá trị một con người chân chính. Người có đức tính trung thực là người thật thà, ngay thẳng, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống thật thà, ngay thẳng, dám nhận lỗi khi mắc sai lầm. 

Trung thực là một đức tính, phẩm chất tốt đẹp của mỗi chúng ta

Trong cuộc sống, tính trung thực trước tiên là trung thực với chính bản thân mình, dám thẳng thắn, không tham lam, không dối gian lấy của người khác làm cho của mình. Đức tính trung thực sẽ giúp cho nhân cách mỗi người được hoàn thiện từng ngày. Nhận được sự kính trọng và yêu mến của mọi người. Gây dựng một hình ảnh, sức mạnh chữ tín trong lòng mỗi người. 

Bất kể ở một thời đại nào, trung thực cũng là một thước đo đạo đức của con người. Trong thời phong kiến, đức tính trung thực được thể hiện rất rõ qua hành động trung với vua, hiếu với nước. Hay trong thời chiến tranh, trung thực là một lòng với cách mạng, với Bác Hồ và với đường lối của Đảng.

Ngày nay, trung thực thể hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống và công việc.  Người có đức tính trung thực sẽ luôn nhận được sự tin tưởng, yêu mến của người khác. Dù bạn có mắc sai lầm nhưng dũng cảm nhận lỗi, nhận khuyết điểm về mình sẽ được cảm thông, bỏ qua hơn là giấu diếm, làm sai trái sự thật.

Dẫn chứng về tính trung thực, thật thà

Trung thực là một phẩm chất đẹp và đáng quý của mỗi con người. Nó được thể hiện không phải chỉ là qua các hành động cao đẹp, lớn lao mà có khi rất đơn giản chỉ là một hành động nhỏ mà ai cũng có thể thực hiện được như: 

Trung thực chỉ đơn giản là những hành động nhặt được của rơi trả lại người làm mất.
  • Đối với học sinh, trung thực là không gian lận khi làm bài kiểm tra, thi cử…
  • Trung thực là hành động nhặt được của rơi trả lại người mất. 

Ví dụ: 

  • 5 em học sinh ở Đan Phượng (Hà Nội) khi trên đường đi học về nhặt được phong bì có tổng số tiền 5 triệu đồng đã đem đến trụ sở Đội Cảnh sát giao thông để trả lại người làm rơi. 
  • Bạn sinh viên Lê Doãn Ý (Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng) đã nhặt được 1,3 tỷ đồng và trả lại cho người làm rơi. 

Những hành động này, đều khiến người làm rơi cảm thấy vui mừng, yêu mến con người và cuộc sống này hơn. 

Như vậy, đức tính trung thực không chỉ giúp cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn mà còn giúp ta nhận được niềm vui, sự yêu mến từ người khác. Sự thật thà, trung thực là yếu tố quan trọng để tạo nên uy tín, thành công của con người. 

Ông George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gãy cây hoa anh đào yêu thích của bố. Khi thấy bố tức giận, Washington cảm thấy cực kỳ lo lắng. Khi được bố hỏi về cây hoa anh đào, Washington đã bật khóc và thú nhận: “ Con không thể nói dối! Cha biết con không thể nói dối mà! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Chính đức tính tốt đẹp đó đã giúp Washington trở thành vị tổng thống đầu tiên, khai sinh Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Như vậy, Lamsao đã cùng bạn đọc triển khai nội dung về trung thực là gì? dẫn chứng về tính trung thực mà các bạn học. Hãy áp dụng linh hoạt để làm tốt bài văn nghị luận về tính trung thực nhé!

4/5 - (14 bình chọn)

An Nhiên

Xin chào các bạn, mình là tác giả của Làm Sao.vn. Là một người thích viết, thích chia sẻ, mình muốn xây dựng một cộng đồng chia sẻ kiến thức. Mình rất mong có sự giúp sức của các bạn để hiện thực hóa ý tưởng này.

Related Articles

Back to top button