Kiến Thức

Văn nghị luận là gì? Cách viết văn nghị luận hay 2021?

Văn nghị luận là dạng văn xuyên suốt chương trình học Trung học cơ sở mà các bạn học sinh cần nắm vững để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia. Chủ đề cho các bài làm về văn nghị luận rất rộng. Vậy văn nghị luận là gì? Cách viết văn nghị luận hay 2021 như thế nào? Hãy cùng Lamsao bỏ túi phần kiến thức này để giành điểm số cao trong dạng bài này nhé. 

Văn nghị luận là gì?

Văn nghị luận xã hội là những bài văn có nội dung bàn về các vấn đề chính trị, xã hội hay đời sống nói chung. Theo đó, các bài văn tập trung vào những vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm, vấn đề có tính giáo dục, phát triển nhân cách con người. Thông qua việc nhận định, đánh giá vấn đề xã hội giúp người học có thêm sự hiểu biết, vốn sống, suy nghĩ tích cực và có những nhận thức đúng đắn. 

Dạng văn nghị luận xuyên suốt trong chương trình Ngữ văn THCS
Dạng văn nghị luận xuyên suốt trong chương trình Ngữ văn THCS

Các dạng đề văn nghị luận xã hội thường gặp:

  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội. Ví dụ: Bạo lực học đường, hút thuốc lá… 
  • Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. Ví dụ: Đức tính trung thực, sống đẹp,… 
  • Nghị luận về một tác phẩm, văn học. Ví dụ: Nghị luận về tác phẩm Chiếc lược nhà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Cách viết văn nghị luận hay 2021

Thông thường, theo cấu trúc bài thi THPT Quốc gia, bài văn về nghị luận xã hội thường chiếm tổng 3/10 điểm trong cấu trúc bài thi. 

Văn nghị luận được đánh giá là khá cứng nhắc và khô khan bởi hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ. Đồng thời chủ đề liên quan đến dạng văn nghị luận xã hội cũng rất rộng mở. 

Bố cục chung của một bài văn nghị luận xã hội
Bố cục chung của một bài văn nghị luận xã hội

Tuy nhiên, với bất kỳ một bài văn nghị luận xã hội nào. Các bạn học sinh cũng có thể tự tin tham khảo cách viết văn nghị luận theo các bước như sau để áp dụng nhé. Tùy theo từng yêu cầu chủ đề, các bạn cũng có thể bỏ những bước không quan trọng. 

Mở bài: 

  • Giới thiệu khái quát được tư tưởng, đạo lý cần viết.
  • Nêu ý chính hoặc dẫn dắt được câu nói về tư tưởng, đạo lí đề bài yêu câu. 

Thân bài: 

Chúng ta có thể chia theo từng luận điểm như sau:

Luận điểm 1: Giải thích theo yêu cầu của đề

  • Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lý
  • Giải thích những từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ, nghĩa đen, nghĩa bóng

Luận điểm 2: Phân tích, chứng minh

  • Phân tích các điểm đúng của tư tưởng, đạo lý 
  • Sử dụng các dẫn chứng thực tế trong cuộc sống để chứng minh
  • Nêu tầm quan trọng, tác dụng tư tưởng đạo lý với đời sống xã hội. 

Luận điểm 3: Mở rộng vấn đề

  • Minh họa thêm các dẫn chứng có thể là từ sách vở hoặc trong cuộc sống… 
  • Rút ra bài học nhận thực, hành động cho bản thân… 

Kết bài:

  • Khái quát, đánh giá lại ý nghĩa tư tưởng, đạo lý cần bàn luận
  • Có thể mở rộng suy nghĩ mới cho vấn đề đó. 

Những lưu ý khi làm bài văn nghị luận xã hội điểm cao

Kiểu dạng bài văn nghị luận xã hội thường xuất hiện trong Đề thi THPT Quốc gia. Dưới đây là một vài lưu ý nhỏ được tiết lộ từ các cao thủ môn Văn các bạn có thể tham khảo qua nhé:

  • Luôn đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề từ đó có định hướng đúng việt bài. 
  • Lập dàn ý chi tiết: Vừa để trình bày các luận điểm, hệ thống luận cứ và các dẫn chứng chặt chẽ, mạch lạc. Đồng thời chủ động phân chia các luận điểm phụ cho phù hợp, tránh dài dòng, lan man. 
  • Lựa chọn các dẫn chứng sao cho phù hợp: Một bí kíp nhỏ là các bạn nên lấy dẫn chứng thực tế, có nội dung và sự việc cụ thể. Kết hợp dẫn chứng sao cho thật khéo léo và ngắn gọn. 

Và cuối cùng sau khi phân tích, chứng minh đừng quên đưa ra bài học nhận thức và hành động. Thông thường bài học sẽ liên quan đến quá trình rèn luyện nhân cách, loại bỏ những thói quen xấu trong lối sống. 

Hy vọng rằng, qua bài viết là những kiến thức nền tảng hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn văn nghị luận là gì? Cách viết văn nghị luận hay để có thể áp dụng linh hoạt cho các chủ đề.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Khánh Vân

Thích hát, thích viết vì vậy nên chia sẻ lời bài hát cho các bạn và cũng là để lưu lại cho mình.

Related Articles

Back to top button